QUẢN LÝ THAY ĐỔI TẠI NƠI LÀM VIỆC
(INTERNAL SEMINAR & WORKSHOP)

Giới Thiệu Nội Dung

Không một ai dám chắc cả đời luôn gắn bó với một công việc. Cuộc sống luôn đổi thay, buộc mỗi nhân viên cũng phải vận động để nắm bắt được những cơ hội và phát triển tối đa năng lực của bản thân. Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng thích nghi với những thay đổi trong công việc. Sau đây là cách thức hòa nhập nhanh với môi trường làm việc mới và phát huy thế mạnh của bản thân đối với công việc mới.

Dành thời gian thích nghi với công việc

Như đã phân tích, sự thay đổi do khách quan hay chủ quan là thứ không thể tránh khỏi trong cuộc sống cũng như công việc. Đôi lúc, sự thay đổi nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta, đáng tiếc phần còn lại là không. Cách duy nhất là sự thích nghi với thay đổi, thậm chí là tận dụng nắm bắt sự thay đổi như một cơ hội.

Vì vậy, trong trường hợp sự thay đổi đó nằm ngoài kiểm soát của bạn, bạn cần có thời gian thích nghi với công việc. Việc chuyển nơi làm việc mới sẽ thay đổi lộ trình công việc, văn hóa cơ quan, đối tác làm việc. Bạn cần lên một kế hoạch cụ thể để làm quen dần với những công việc đang diễn ra. Thời gian đầu, bạn nên chú tâm hoàn thiện đủ công việc được giao. Bên cạnh đó, bạn tranh thủ hòa nhập với văn hóa và đồng nghiệp mới. Những bữa ăn trưa, cuộc nói chuyện giờ nghỉ giữa giờ giúp bạn cởi mở, chia sẻ hiệu quả nhất đối với đồng nghiệp.

Giải tỏa căng thẳng của bản thân

Chuyển chỗ làm mới không tránh khỏi những căng thẳng. Tuy nhiên, nếu bạn duy trì trạng thái căng thẳng này trong thời gian dài sẽ vô tình tạo những áp lực to lớn trong công việc. Áp lực này khiến tinh thần bị phân tán, làm việc uể oải và không hoàn thành tốt công việc. Từ bỏ công việc hiện tại dần dần trở thành ý định thống trị trong suy nghĩ của bạn.

Vì vậy, điều giúp bạn thích nghi với công việc sắp tới là bạn phải cởi trói được những căng thẳng. Để làm được điều này, bạn “thúc” lại tinh thần, mục đích của mình đến đây là gì? Bạn tìm lại cho mình những động lực giúp bạn biến những khó khăn thành cơ hội phát triển.

Xác định lại mục tiêu làm việc

Nếu bạn không trao đổi với sếp cụ thể về vấn đề này, bạn sẽ không biết được kết quả của bạn như thế nào trong tháng đầu tiên và 6 tháng đầu tiên sẽ được sếp đánh giá là thành công. Và bạn cũng hoàn toàn không nên phỏng đoán. Có thể ban đầu, bạn nghĩ rằng, sếp muốn bạn sẽ trở thành một chuyên gia trong mảng được giao ngay trong 2 tháng đầu tiên. Tuy nhiên, khi trao đổi với sếp, bạn mới biết, hóa ra sếp chỉ mong bạn làm quen được với công việc và hoàn thành một phần của công việc mới. Ngược lại, cũng có thể kỳ vọng của sếp lớn hơn những gì bạn nghĩ. Bởi thế, điều quan trọng là bạn phải biết đích xác.

Đề nghị được nhận xét

Sau một vài tuần làm việc đầu tiên, hãy đề nghị nhà quản lý nhận xét về kết quả công việc của bạn. Hỏi xem sếp có muốn bạn điều chỉnh gì không và bạn cần phải tập trung thêm vào mảng nào. Đương nhiên sếp sẽ là người chủ động đưa ra nhận xét cho bạn, nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn trực tiếp hỏi trước khi sếp nhận xét. Bằng cách này, bạn sẽ sớm có được hướng dẫn từ sếp hơn và sẽ cảm thấy tự tin, thoải mái hơn.

 Bạn đang tìm kiếm khóa học theo nhu cầu riêng của doanh nghiệp?


Chúng tôi hợp tác với bạn để đánh giá nhu cầu đào tạo hiện tại của tổ chức, đồng thời thiết kế khóa học phù hợp cho từng bộ phận cụ thể tại doanh nghiệp. Cần tư vấn chương trình đào tạo, Quý doanh nghiệp có thể gửi yêu cầu hỗ trợ tại đây.


  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Facebook
btn-dangkyhoc