MÔ HÌNH KINH DOANH CANVAS
 

Canvas hướng đến việc giúp các công ty bước ra khỏi tư duy về chiến lược tập trung phát triển sản phẩm, thay vào đó là hướng về thiết kế mô hình kinh doanh. Mô hình kinh doanh Canvas (Business Model Canvas - BMC) được phát triển bởi nhà kinh tế Alexander Osterwalder, là một công cụ hữu ích hiện đang được rất nhiều startup áp dụng. Hiểu đơn giản, đây là bản mô phỏng cách thức doanh nghiệp tạo ra giá trị cho xã hội, tất cả chỉ trên một trang giấy.

Hiện nay, những công ty lớn hàng đầu thế giới như Google, Facebook, GE, P&G và Neslé đều đang sử dụng Canvas để quản lý chiến lược và tạo ra những động lực tăng trưởng mới. Trong khi đó, những startup non trẻ hơn lại sử dụng mô hình này trong việc cải tiến mô hình kinh doanh trong thời gian kiểm định các giả thiết. Canvas hướng đến việc giúp các công ty bước ra khỏi tư duy về chiến lược tập trung phát triển sản phẩm, thay vào đó là hướng về thiết kế mô hình kinh doanh.


9 Trụ cột của Business Model Canvas


1. Phân khúc khách hàng – Customer Segment: các phân khúc này có thể là thị trường đại chúng (mass market), thị trường ngách (niche market), thị trường hỗn hợp (multi-sided market), tuỳ thuộc vào định hướng của doanh nghiệp.

2. Giá trị đề xuất – Value Propositions: Hiểu đơn giản, đây là lý do mà khách hàng chọn sản phẩm của công ty bạn thay vì công ty của đối thủ.

3. Các kênh truyền thông – Channels: mô tả các kênh truyền thông và phân phối mà doanh nghiệp sử dụng để tiếp xúc với phân khúc khách hàng. Ví dụ, kênh phân phối trực tiếp (đội bán hàng trực tiếp, điểm bán hàng trực tiếp,…) và kênh phân phối gián tiếp (đại lý bán hàng, cửa hàng của đối tác…)

4. Quan hệ khách hàng – Customer Relationships: mô tả các loại quan hệ mà doanh nghiệp muốn thiết lập với các phân khúc khách hàng của mình. Nói cách khác, trả lời câu hỏi: làm thế nào doanh nghiệp giữ chân khách hàng cũ hoặc thu hút khách hàng mới?

5. Dòng doanh thu – Revenue Streams: thể hiện luồng lợi nhuận doanh nghiệp thu được. Đây chính là nội dung mà các nhà đầu tư quan tâm nhất.

6. Nguồn lực chính – Key Resources: mô tả các nguồn lực quan trọng nhất của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh có thể tồn tại. Đây có thể là các nguồn lực vật lý ( tài nguyên môi trường,…), nguồn lực tri thức (bằng sáng chế), nhân lực và tài chính.

7. Hoạt động chính – Key Activities: mô tả các hành động quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần duy trì để giữ được công việc kinh doanh của mình. Ví dụ, đối với công ty tư vấn luật, hoạt động chính có thể việc nghiên cứu văn bản luật và tư vấn pháp luật.

8. Đối tác chính – Key Partnerships: Đó là một trong bốn loại sau: đối tác chiến lược giữa các công ty không phải là đối thủ của nhau (i), đối tác giữa các công ty là đối thủ của nhau để thúc đẩy thị trường (ii), cùng đầu tư (joint ventures) để tạo ra công việc kinh doanh mới (iii), quan hệ mua bán để đảm bảo đầu vào cho công ty (iv).

9. Cơ cấu chi phí – Cost Structure: mô tả tất cả các chi phí cần thiết để duy trì và điều hành một công việc kinh doanh. Đây cũng là nơi nhà đầu tư bỏ tiền vào.

Ví dụ Áp dụng Canvias cho doanh nghiệp Facebook

 

 

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Facebook
btn-dangkyhoc